Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao? Giải Pháp Trị Biếng Ăn Tận Gốc

22-05-2022, 4:00 chiều

Trẻ biếng ăn – chậm tăng cân là nỗi đau đầu của các mẹ. Mẹ đã thử nhiều cách mà vẫn không cải thiện được việc ăn uống. Áp lực lo lắng cho con còn chưa đủ, thêm những lời bàn tán sao con ốm thế, còi thế! Càng khiến cho mẹ stress. Trẻ biếng ăn phải làm sao? Trẻ biếng ăn mẹ cần giải quyết vấn đề từ gốc. Những phương án giải quyết từ gốc sẽ không thể hiệu quả nhanh thần tốc được. Nhưng đó là cách bền vững để mẹ trị dứt điểm biếng ăn của trẻ. Dưới đây là cách mà Shop Mẹ Việt đang hỗ trợ cho cộng đồng Mẹ Việt giúp bé hết biếng ăn.

Biểu Hiện Của Trẻ Biếng Ăn

Biếng ăn ở trẻ là một rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt phổ biến với trẻ trong độ tuổi từ 1- 6 tuổi, nhất là giai đoạn 2 tuổi. Nhiều bố mẹ thường ngán ngẩm, đau đầu bất lực trước em bé của mình cứ mãi đứng cân. Bé không chịu ăn hoặc ăn ít, ăn không đủ chất, không đủ lượng. Vì thế nên không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các biểu hiện của trẻ biếng ăn thường là:

 

  • Trẻ khóc hoặc tìm cách quấy rối khi bạn dọn thức ăn ra.
  • Trẻ không ăn một số loại thức ăn hoặc không ăn tất cả các loại thức ăn.
  • Ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt.
  • Ăn ít hơn so với bình thường.
  • Thời gian của mỗi bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
  • Thậm chí có cảm giác buồn nôn khi mẹ dọn thức ăn ra.
  • 3 tháng liên tục không tăng cân.

 

Trẻ biếng ăn thường có nguy cơ chậm phát triển so với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Do trẻ không được cung cấp đủ chất để phát triển cơ thể và não bộ. Trẻ thiếu năng lượng để học tập, khám phá. Hiện nay, tỷ lệ biếng ăn xảy ra ở bé gái nhiều hơn bé trai. 

Tình trạng biếng ăn còn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Khiến trẻ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như: Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, giảm mật độ xương và mất cân bằng hormone. Trẻ biếng ăn thường bị ám ảnh về thực phẩm và cân nặng cơ thể.

Đọc thêm bài viết : Sữa Cho Trẻ Biếng Ăn Loại Nào Tốt, Giúp Con Tăng Cân Nhanh

Nguyên Nhân Trẻ Biếng Ăn

Nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ thường là:

Thói Quen Ăn Uống Thiếu Kỷ Luật

Nhiều ba mẹ vì muốn cho con ăn được nhiều mà sẵn sàng chiều theo con. Vô tình thiết lập cho con những thói quen ăn uống thiếu kỷ luật. Vì thế trẻ ngày càng có thái độ ăn uống không tốt kéo dài: 

 

  • Thời gian bữa ăn kéo dài lên đến 45p, 1 tiếng, thậm chỉ 1 tiếng rưỡi.
  • Trẻ ăn ngậm, nuốt mà không nhai.
  • Trẻ ăn rong, mỗi lần ăn là phải vừa đi chơi vừa đút mới chịu ăn.
  • Ăn là phải xem tivi, mà mải xem tivi lại quên ăn, kéo dài bữa ăn.

 

Những thói quen này sẽ khiến trẻ thụ động trong ăn uống. Trẻ phải được đáp ứng các nhu cầu trên mới chịu ăn, không thì không ăn. Thậm chí đã cho trẻ đi chơi, nhưng trẻ không thích thì cũng không ăn.

Nhiều trẻ chỉ muốn ăn thức ăn lỏng để nuốt cho nhanh, lười nhai. Dần dần không ăn được các thức ăn dạng thô phải nhai như: cơm, rau củ quả, thịt, cá… Cứ ăn thức ăn vào miệng hơi lợn cợn là nhả. Nhai thịt, cá,… nát nhừ ra chỉ hút hết nước rồi nhả chứ không nuốt.

Đọc thêm bài viết 10 Lợi Ích Bất Ngờ Từ Sữa Hạt Bạn Nên Dùng Ngay Hôm Nay

Cho Trẻ Ăn Không Đúng Nhu Cầu

Tư tưởng trẻ phải ăn nhiều, béo tròn mũm mĩm thì mới đạt chuẩn đã ăn sâu vào tiềm thức. Vì thế, người lớn hay có tâm lý ép trẻ ăn thật nhiều, nhiều hơn nhu cầu thực tế của trẻ. Biểu hiện qua:

 

  • Trẻ ăn nhiều trong một bữa. 
  • Ăn nhiều bữa trong ngày. 
  • Các nhóm chất không cân đối: nghĩ rằng trẻ ăn nhiều cơm (tinh bột) mới là ăn đủ.

 

Hậu quả  của việc ăn không đúng nhu cầu kéo dài là trẻ ngán thức ăn. Đồng thời, trẻ không bao giờ có cảm giác đói, nên không kích thích ăn uống ngon miệng được. 

Trẻ Không Được Tập Ăn Đa Dạng Từ Đầu

Đây là thói quen xấu hình thành ngay từ khi mới bắt đầu ăn dặm dẫn đến chứng biếng ăn. Trẻ được chiều chuộng chỉ ăn những món mình thích. Ba mẹ thấy con thích ăn món gì thì chế biến món đó. Món không thích thì không giới thiệu đủ nhiều để con ăn đa dạng. 

Lâu dần, trẻ sẽ kén ăn, không chịu thử món mới, khả năng ăn uống kém. Dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng do không ăn đủ chất. Trẻ từ chối ăn các thức ăn giàu dưỡng chất mà trẻ không thích. Đồng thời, trẻ lại biếng ăn do thực đơn nghèo nàn lặp lại nhiều lần khiến trẻ ngán.

Trẻ Biếng Ăn Do Ăn Vặt Nhiều

Bánh kẹo, snack, nước ngọt, thức ăn nhanh,… chính là thủ phạm âm thầm của chứng biếng ăn. Trẻ thường xuyên ăn vặt sẽ trong trạng thái lưng lửng bụng không biết đói. Vì thế, không có cảm giác thèm ăn. 

Bên cạnh đó, các món này thường nhiều đường, vừa cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ hoạt động. Nhưng lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể khỏe mạnh. Thức ăn vặt ngọt gắt khiến trẻ quen và từ chối vị ngọt nhẹ, thanh của thức ăn. Thành phần snack, thức ăn nhanh,… thường có nhiều chất béo khó chuyển hóa. Không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ cũng làm cho trẻ có cảm giác nê bụng. Trẻ không muốn ăn uống. 

Do đó, mẹ muốn trẻ hết biếng ăn, trước tiên cần cắt hẳn các bữa phụ với các món trên. Thay thế các bữa phụ bằng các thành phần rau củ quả thiên nhiên để kích thích trẻ ăn uống. Mẹ lo lắng trẻ biếng ăn phải làm sao mà không quyết liệt cắt bánh kẹo, nước ngọt,… Thì con sẽ không thay đổi thói quen ăn uống được mà sẽ biếng ăn kéo dài.

Các Nguyên Nhân Khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì trẻ còn có thể biếng ăn do các nguyên nhân sau:

 

  • Ba mẹ không kiên nhẫn, quát tháo cho trẻ ăn nhanh, nuốt nhanh khiến trẻ sợ hãi. 
  • Trẻ cũng có thể cảm thấy đơn độc khi ăn riêng.
  • Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe nên biếng ăn: mọc răng, sưng nướu răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,…
  • Trẻ bị bệnh nhiễm virus hay vi khuẩn, viêm nhiễm như:  Viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… cũng dẫn đến biếng ăn.
  • Trẻ chịu những áp lực tâm lý như thường xuyên bị mắng, ép ăn, chịu các cú sốc tâm lý…
  • Trẻ biếng ăn có thể là vì yếu tố sinh học và di truyền. Ba mẹ trẻ cũng thuộc tuýp kén ăn.

 

Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao

Sau khi đã biết được nguyên nhân, ba mẹ hãy bắt đầu từ xây dựng cho bé thói quen ăn uống tốt. Đôi khi vấn đề không phải quyết định bởi bé, mà bởi chính từ suy nghĩ của ba mẹ. Hãy thực hiện đầy đủ các hướng dẫn sau, trẻ sẽ dần ăn uống cải thiện.

Cho Trẻ Ăn Đúng Nhu Cầu

Ba mẹ không ép trẻ. Hãy chuẩn bị những bữa ăn thật ngon và đầy đủ dưỡng chất. Nhưng cho con quyền tự quyết định con sẽ ăn bao nhiêu là tùy nhu cầu của con. Chắc chắn trong 2-3 ngày đầu con sẽ ăn cực ít. Hãy cho con có cảm giác đói để kích thích con ăn ngon miệng.

Để trẻ có thể ăn đúng nhu cầu, ba mẹ cần:

 

  • Cho trẻ uống dưới 500ml sữa và các chế phẩm từ sữa (phomai, sữa chua, váng sữa,…)/ngày. Nếu trẻ uống nhiều hơn lượng này sẽ dư năng lượng và ăn ít.
  • Không vì sợ đói mà nhón cho trẻ 1-2 cái bánh sẽ ảnh hưởng lượng ăn bữa tiếp theo.
  • Cho trẻ tự do ăn món mình thích trong bữa ăn của trẻ. Những món khác trẻ chưa thích và không ăn hết cũng không sao. Trẻ sẽ ăn trong lần sau.

 

Xây Dựng Thực Đơn Đa Dạng 

Xây dựng thực đơn cho trẻ đa dạng, phong phú và hấp dẫn về thị giác, kích thích trẻ ăn:

 

  • Đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm – đường – bột – béo trong một bữa ăn.
  • Bữa ăn nên có nhiều màu sắc từ các thực phẩm để hấp dẫn trẻ.
  • Thay đổi món, không lặp lại món cũ quá 2 lần.
  • Đa dạng cách chế biến: luộc, kho, xào, hấp, canh,…
  • Đa dạng kích thước, hình dạng: miếng dài, cắt tròn, cắt sợi, băm nhỏ, hạt lựu,…
  • Món mới giới thiệu ít nhất 7 lần dù những lần trước bé không ăn 1 miếng nào.
  • Khuyến khích trẻ thử tất cả các món. Món thích ăn nhiều, không thích ăn ít nhất 1-2 muỗng.
  • Không nhất thiết luôn phải ăn cơm. Thay cơm bằng bún, phở, miến, bánh canh,… cũng kích thích trẻ ăn uống tốt.
  • Tập cho trẻ ăn nhiều rau củ quả. VD uống nước ép, làm thạch rau câu, các loại bánh cho bữa phụ với vị rau củ quả.
  • Trang trí các món ăn đẹp mắt cũng sẽ thu hút trẻ ăn uống tốt hơn.

 

Kỷ Luật Bàn Ăn

Thiết lập kỷ luật bàn ăn giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt. Bao gồm:

 

  • Thông báo cho trẻ 10-15p trước khi ăn để trẻ chuẩn bị tinh thần.
  • Cho trẻ ngồi vào ghế ăn của mình trong suốt bữa ăn.
  • Trẻ ngồi ăn cùng gia đình để bắt chước tập trung ăn uống như người lớn.
  • Chuyện trò vui vẻ để trẻ ăn ngon miệng hơn. 
  • Không cho trẻ xem tivi, điện thoại khi ăn.
  • Chỉ ăn trong vòng 30p hoặc kết thúc bữa ăn khi trẻ rời ghế. Kể cả trẻ đã ăn 30p mà vẫn chưa hết khẩu phần của mình vẫn kết thúc bữa ăn. 
  • Ăn đúng bữa, 3 bữa/ngày, thời gian ăn giữa các bữa phụ và bữa chính không quá dày.
  • Không uống sữa hay các loại nước lọc, nước ép nhiều trước khi ăn ít nhất 2-2.5h.
  • Cho trẻ phụ bếp với mẹ trong lúc nấu nướng cũng kích thích trẻ ăn tốt hơn. Vì trẻ sẽ có xu hướng thích ăn các món mình rửa hoặc cắt.

 

Cho Trẻ Tích Cực Vận Động

Việc trẻ biếng ăn có ảnh hưởng nhất định bởi hoạt động vận động của trẻ. Trẻ thường xuyên vận động, cơ thể sẽ tăng cường trao đổi chất, tái tạo năng lượng. Tạo ra cho trẻ cảm giác thèm ăn, ngon miệng, ăn uống chủ động,… 

Vì thế mẹ còn đang băn khoăn trẻ biếng ăn phải làm sao hãy điều chỉnh cho trẻ vận động nhiều. Và trực tiếp kiểm nghiệm hiệu quả trong việc ăn uống nhờ thói quen tốt này. 

Bổ Sung Vitamin Cần Thiết Cho Trẻ

Phần lớn trẻ biếng ăn là do thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất. Trẻ biếng ăn mẹ cần quan tâm bổ sung cho con Kẽm và Selen. Đây là 2 vi chất giúp kích thích trẻ ăn ngon và hấp thụ tốt. 

Cốm ăn ngon Upkid Extra là sản phẩm chuyên dùng cho trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ kẽm và selen cho trẻ cải thiện ăn uống hiệu quả. Ba mẹ nên sử dụng cho trẻ 1 liệu trình 6 tuần để con ăn uống ngon miệng và hấp thụ tốt. Sản phẩm được Viện Dinh Dưỡng khuyên dùng cho bé biếng ăn. Liên hệ Shop Mẹ Việt để được tư vấn cách sử dụng hiệu quả.

Kết Luận

Như vậy, mẹ đã biết trẻ biếng ăn phải làm sao để con cải thiện ăn uống, ăn ngon, hấp thụ tốt. Khi giải quyết vấn đề từ gốc, thời gian có thể không nhanh nhưng hiệu quả về lâu dài. Các loại cốm, siro ăn ngon có tác dụng trong thời gian sử dụng. Nhưng về lâu về dài nếu mẹ vẫn chưa giải quyết các nguyên nhân trên. Hay mẹ không điều chỉnh theo các hướng dẫn thì khả năng là trẻ vẫn trẻ biếng ăn trở lại. Vì thế, mẹ hãy quyết liệt cải thiện thói quen ăn uống của con nhé!

Về Mẹ Việt Team

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Xem Tất Cả Bài Viết

Bài viết liên quan

Xem thêm >>
Số điện thoại