Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7-8 Tháng

28-09-2021, 1:21 sáng

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-9 tháng tuổi đã có sự thay đổi rõ rệt so với giai đoạn trước. Các bữa ăn chú trọng nhiều hơn về lượng và chất. Con được giới thiệu đa dạng các thực phẩm và cách chế biến. Mẹ tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-9 tháng để chuẩn bị cho con nhé!

Nguyên Tắc Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7-9 Tháng  

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu ăn được thịt nạc hoặc cá thịt trắng, thịt đỏ. Về chế biến, mẹ tăng dần độ thô thức ăn lên dạng lổn nhổn.

Nguyên tắc ăn dặm trong giai đoạn này mẹ cần biết là:

  • Thời gian ăn dặm: 2 bữa/ngày, lúc 10h sáng và 18h chiều. 
  • Lượng cháo mỗi bữa: 40 – 80gr, cháo nấu theo tỉ lệ 1:7.
  • Chất đạm: 10 – 15gr, gồm thịt cá trắng, thịt gà, gan gà, trứng gà, đậu phụ,…
  • Vitamin và chất xơ: 25gr, mẹ cho bé ăn xà lách, dưa chuột,….
  • Độ thô: Thức ăn dạng lổn nhổn, có kết cấu mềm như đậu phụ. Mẹ dùng lưới để nghiền nát.
  • Tiếp tục cho con  bú mẹ theo nhu cầu.

Đây là những đặc điểm mẹ cần lưu ý để cho bé ăn dặm kiểu Nhật đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Để tiết kiệm thời gian, mẹ hãy lên sẵn thực đơn của bé cho cả tuần. Mẹ chưa có ý tưởng cho con ăn gì mỗi ngày. Hãy tham khảo những món ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng, dễ nấu dưới đây nhé!

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Trong Tuần 1

Cháo Táo/Lê

Nguyên liệu:

Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:7.

01 quả táo/lê.

Cách thực hiện:

Nghiền nhỏ táo/lê bằng rây.

Cho táo/lê đã nghiền vào cháo, trộn đều lên là mẹ đã có món cháo thơm ngon cho bé.

Cháo Cá Mòi

Nguyên liệu:

Cháo trắng.

Cá mòi khô: ½ thìa nhỏ

Cách thực hiện:

Cho cá mòi khô vào nước nóng để loại bỏ muối, cắt nhỏ. Sau đó mẹ trộn cá vào cháo là cho bé ăn.

Đọc thêm bài viết : https://shopmeviet.vn/thuc-don-an-dam-kieu-nhat-cho-be-4-thang-tuoi/

Mì Udon Cà Chua

Nguyên liệu:

Mì udon khô:10g.

Thịt gà xay: 1 thìa.

Cà chua (bỏ vỏ và hạt, cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ.

Phần đầu bông súp lơ: 1 thìa nhỏ.

1 chút dầu salad.

Cách thực hiện:

Mì udon luộc mềm rồi cắt nhỏ.

Làm nóng dầu salad lên chảo, xào thịt gà xay.

Khi thịt gà chín, cho mì udon, cà chua, súp lơ vào xào đều đến khi các nguyên liệu chín.

Mì Udon Củ Cải

Nguyên liệu:

Mì udon: 10g.

Củ cải (nạo): 1 thìa lớn.

Nước dashi: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Mì udon luộc mềm, cắt nhỏ cho vào nồi.

Cho củ cải và nước dashi ninh vào nồi mì udon. Ninh nhỏ lửa đến khi món ăn chín mềm.

Mẹ có thể thay mì udon bằng các nguyên liệu khác như: yến mạch, mì ống, bánh mì pitta, quinoa, bột bắp,…

Cà Rốt Nấu Sữa

Các loại rau củ có màu đỏ, vàng như cà rốt, bí đỏ,… chứa nhiều beta-caroten giúp con sáng mắt. Đồng thời, giúp tăng thẩm mỹ, cho bữa ăn thêm phần hấp dẫn, bắt mắt. Mẹ hãy thêm các loại rau củ này vào cháo hoặc làm món ăn cho con dùng riêng nhé!  

Nguyên liệu:

Cà rốt (luộc mềm, nghiền nhỏ): 1 thìa lớn.

Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Cho cà rốt và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc giấy bọc. Cho vào quay trong lò vi sóng tầm 20 giây là xong.

Rau Cải Bó Xôi Nấu Sữa

Nguyên liệu:

Rau cải bó xôi (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa lớn

Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Cách làm tương tự như cà rốt nấu sữa. Cho rau cải bó xôi và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt rồi trộn đều lên. Bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng 20 giây xong để còn âm ấm cho con dùng.

Cà Chua Trộn Khoai Lang

Nguyên liệu:

Cà chua (hấp, bỏ hạt, thái nhỏ): 1 thìa lớn.

Khoai lang (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Trộn cà chua và khoai lang cùng với nhau.

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Trong Tuần 2

Cà Chua Cá Thịt Trắng

Nguyên liệu:

Cà chua (hấp, bỏ hạt, thái nhỏ): 1 thìa lớn.

Cá thịt trắng: 10g.

Cách thực hiện:

Luộc cá thịt trắng, thái nhỏ rồi trộn với cà chua cũng đã được thái nhỏ.

Bí Đỏ Nấu Sữa

Nguyên liệu:

Bí đỏ (luộc mềm, nghiền nhỏ): 1 thìa.

Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Cho bí đỏ và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc bằng giấy bọc quay khoảng 20 giây.

Đọc thêm bài viết Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5-6 tháng

Súp Lơ Nấu Sữa

Nguyên liệu:

Súp lơ (luộc mềm, cắt nhỏ): 1 thìa lớn.

Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Cho súp lơ vào đồ đựng chịu nhiệt rồi trộn đều lên. Bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây.

Súp Lơ Trộn Cà Rốt

Nguyên liệu:

Súp lơ: 1 miếng nhỏ.

Cà rốt: 1 khoanh 5-6 cm.

Cách thực hiện:

Súp lơ và cà rốt đem luộc mềm rồi cắt nhỏ. Lấy mỗi thứ 1 thìa lớn rồi trộn chung vào với nhau.

Bắp Cải Trộn Đậu Phụ

Nguyên liệu:

Bắp cải: 15gr.

Đậu phụ: 1 miếng

Cách thực hiện:

Bắp cải luộc mềm, nghiền nát qua rây lấy 1 thìa lớn. Đậu phụ luộc mềm, cắt nhỏ cũng lấy 1 thìa lớn. Sau đó, mẹ trộn đậu phụ và bắp cải lại với nhau là xong bữa ăn dặm. 

Súp Bắp Cải

Nguyên liệu:

Bắp cải: 15gr.

Nước súp rau: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Bắp cải luộc mềm, dùng rây nghiền nát lấy 1 thìa lớn. Cho bắp cải và súp rau vào đồ đựng chịu nhiệt. Bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây rồi để ấm cho bé ăn.

Cải Thảo Nấu Sữa

Nguyên liệu:

Cải thảo (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa to

Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn

Cách làm cải thảo nấu sữa:

Cách thực hiện:

Cho cải thảo và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc giấy bọc. Quay trong lò vi sóng tầm 20 giây.

Mẹ có thể thay thế cải thảo bằng các loại thực phẩm khác như: đậu xanh, đậu Hà Lan, bông cải xanh, măng tây, cải bắp, cải xoăn, rau bina…

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Trong Tuần 3

Salad Rau Cải Bó Xôi Khoai Tây

Các loại khoai thường chứa nhiều tinh bột và vitamin C ổn định. Do đó rất phù hợp để làm các bữa phụ cho bé.

Nguyên liệu:

Khoai tây: ½ củ.

Rau cải thảo: 1 cây.Sữa chua không đường: 1 thìa nhỏ.

Cách thực hiện:

Khoai tây luộc mềm, nghiền nhỏ lấy 1 thìa lớn. Rau cải thảo luộc mềm, thái nhỏ lấy 1 thìa nhỏ.  Cho cả 3 nguyên liệu này vào trộn chung với nhau. 

Khoai Lang Trộn Sữa

Nguyên liệu:

Khoai lang (luộc mềm, nghiền nát): 1 thìa lớn.

Sữa bột đã pha: ½ thìa lớn.

Cách thực hiện:

Cho khoai lang vào đồ đựng chịu nhiệt, cho thêm sữa vào đánh nhuyễn. Bọc giấy bọc, cho vào lò vi sóng quay khoảng 20 giây.

Salad Khoai Sọ

Nguyên liệu:

Khoai sọ: 1 củ nhỏ. 

Dưa chuột: ½ quả.

Sữa chua trắng: 1 thìa nhỏ.

Cách thực hiện:

Khoai sọ luộc mềm rồi nghiền nát lấy 1 thìa lớn. Dưa chuột luộc đem thái nhỏ lấy 1 thìa lớn. Trộn chung khoai sọ, dưa chuột và sữa chua vào với nhau là có món salad khoai sọ.

Khoai Sọ Nghiền

Nguyên liệu:

Khoai sọ: 1 củ nhỏ. (luộc mềm, nghiền nát): 1 thìa lớn

Nước dashi: 1 thìa nhỏ.

Cách thực hiện:

Khoai sọ đem luộc mềm, nghiền nát lấy 1 thìa lớn. Cho nước dùng dashi vào khoai sọ, đánh nhuyễn lên là xong, có thể mang cho bé thưởng thức.

Táo Trộn Khoai Lang

Nguyên liệu:

Táo: ½ quả.

Khoai lang: ½ củ. 

Cách thực hiện:

Táo cắt nhỏ lấy 2 thìa nhỏ. Khoai lang luộc mềm, nghiền nát lấy 1 thìa lớn. Cho táo và và khoai lang vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn đều. Bọc giấy bọc, quay trong lòng vi sóng khoảng 20 giây.

Đậu Phụ Trộn Dâu Tây

Nguyên liệu:

Dâu tây: 3-5 quả tùy độ lớn.

Đậu phụ: 1 miếng.

Cách thực hiện:

Dâu tây cắt nhỏ lấy 1 thìa lớn. Đậu phụ luộc, nghiền nát lấy 1 thìa lớn. Trộn dâu tây và đậu phụ vào với nhau là xong.

Chuối Sữa

Nguyên liệu:

Chuối: 1 trái.

Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Chuối dùng muỗng nghiền nhỏ lấy 2 thìa lớn. Cho sữa vào chuối đánh nhuyễn là mẹ đã có món chuối sữa béo ngậy cho bé.

Với công thức này, mẹ có thể giới thiệu cho bé đa dạng các loại trái cây: quả việt quất, quả kiwi, lê, quả mâm xôi, dưa, mận, đu đủ, đào,…

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Trong Tuần 4

Rau Cải Bó Xôi Trộn Ức Gà

Ức gà là phần chứa nhiều chất đạm và mềm, dễ ăn. Thế nên mẹ có thể sử dụng ức gà làm nguyên liệu chính món ăn.

Nguyên liệu:

Thịt ức gà: ¼ miếng ức. (luộc, cắt nhỏ): 2 thìa nhỏ

Rau cải bó xôi: 1 cây. (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa lớn

Cách thực hiện:

Thịt ức gà luộc, cắt nhỏ lấy 2 thìa nhỏ. Rau cải bó xôi luộc mềm, thái nhỏ lấy 1 thìa lớn. Sau đó, mẹ trộn thịt ức gà và rau cải bó xôi với nhau rồi mang cho bé dùng.

Thịt Ức Gà Nấu Cà Chua

Nguyên liệu:

Thịt ức gà: ¼ miếng ức. (thái nhỏ) 1 thìa lớn

Cà chua: 1 trái.  (hấp, bỏ hạt, thái nhỏ): 1 thìa lớn.

Súp rau: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Thịt ức gà thái nhỏ lấy 1 thìa lớn. Cà chua hấp, bỏ hạt, thái nhỏ lấy 1 thìa lớn. Cho thịt ức gà, cà chua, súp rau vào nồi ninh cho đến khi thịt ức gà chín nhừ.

Mì Udon Cá Thịt Trắng

Nguyên liệu:

Cá thịt trắng (cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ.

Rau cải bó xôi, cà rốt (luộc mềm, thái nhỏ): mỗi loại 1 thìa nhỏ.

Nước dashi: 3 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Mì udon luộc lên, cắt nhỏ. Cho cà rốt, cá thịt trắng, nước dashi vào nồi. Nấu đến khi cá thịt trắng chín thì cho thêm cải bó xôi và mì udon. Sau đó tiếp tục nấu đến khi mì udon mềm.

Cá Thịt Trắng Trộn Khoai Tây

Nguyên liệu:

Cá thịt trắng (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ.

Khoai tây (luộc mềm, nghiền): 2 thìa nhỏ.

Súp rau: 1 thìa nhỏ.

Cách thực hiện:

Trộn cá thịt trắng và khoai tây với nhau, thêm súp rau vào đánh nhuyễn.

Cá Thịt Trắng Nấu Bắp

Nguyên liệu:

Cá thịt trắng (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ.

Bắp: 1 thìa lớn.

Sữa bột pha sẵn: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Cho bắp (đã luộc đến khi có keo tự nhiên) và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt. Bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng 20 giây rồi cho cá thịt trắng vào trộn đều.

Cá Thịt Trắng Trộn Bí Đỏ

Nguyên liệu:

Cá thịt trắng (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ.

Bí đỏ (luộc, nghiền): 2 thìa nhỏ.

Nước dashi: 1 thìa nhỏ.

Cách thực hiện:

Trộn cá thịt trắng và bí đỏ với nhau, cho thêm nước dashi vào đánh nhuyễn.

Cá Thịt Trắng Khoai Sọ

Nguyên liệu:

Cá thịt trắng (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa lớn.

Khoai sọ (luộc, nghiền): 1 thìa lớn.

Nước dashi: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Trộn cá thịt trắng với khoai sọ, đánh nhuyễn bằng nước dùng dashi.

Sau 8 tháng tuổi, bé có thể ăn thêm các loại thịt đỏ, thịt heo… và nhiều loại thịt, cá khác.

Sữa Chua Trái Cây

Trẻ 7 tháng tuổi có thể ăn dặm các món ăn làm từ sữa để giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Với phô mai mẹ cần lưu ý đến thành phần. Vì tùy từng loại pho mai sẽ có thành phần muối khác nhau. Mẹ chọn cho con loại phô mai ít muối nhất!

Nguyên liệu:

Nước ép cam tươi: 1 thìa lớn.

Sữa chua không đường: 1 thìa lớn.

Cách thực hiện:

Trộn cam với sữa chua là xong. 

Để đa dạng khẩu vị và bổ sung đủ chất cho con, mẹ có thể thay các nguyên liệu trái cây khác. Ví dụ: chuối, bơ, dâu tây, đào, táo, nho, xoài, đu đủ,…

Kết Luận

Trên đây là gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng. Mẹ có thể thay các nguyên liệu trong các món bằng chính nguyên liệu chế biến bữa ăn cho gia đình hàng ngày. Điều đó sẽ giúp mẹ tiết kiệm chi phí, thời gian chế biến. Và nhất là không phải nghĩ hôm nay cho con ăn gì. Đồng thời, huấn luyện khẩu vị ăn uống của bé phù hợp với cả nhà. Ba mẹ tiếp tục theo dõi thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng có gì đặc biệt nhé!

 

Bài viết liên quan

Xem thêm >>
Số điện thoại